Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế ngày nay

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu hộ tiêu dùng (cá nhân, hộ gia dinh) và với hầu hết các cơ quan

Ngân hàng là gì?

Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng.

Quyền lực của các tổ chức tài chính

Khi thời kỳ Trung cổ qua đi,-thời kỳ Phục Hưng bắt đầu ở Châu Âu, các khoản cho vay và tiền gửi phần lớn liên quan tới những khách hàng tương đối giàu có. Điều này làm giảm sự chống đối của tồn giáo đối với hoạt động ngân hàng

Sự bành chướng của các ngân hàng phi ngân hàng

Các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán hàng đầu đã kiện lên toà án liên bang, buộc tội Fed đã vượt quá quyền hạn. Năm 1984, toà án liên bang công nhận điều này và buộc Fed phải cho phép tổn tại hình thức “các ngân hàng phi ngân hàng”

Các dịch vụ ngân hàng

Sự đa dạng trong các dịch vụ và chức năng của ngân hàng dẫn đến việc chúng được gọi là các “Bách hoá tài chính” (íinancial department Stores) và người ta bắt đầu thấy xuất hiện các khẩu hiệu quảng cáo

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Đạo Luật sáp nhập ngân hàng năm 1960

      Luật sáp nhập ngân hàng và những sửa đổi bổ sung (1960 và 1966). Trong lịch sử ngân hàng, những quy định chặt chẽ hơn cho các công ty sở hữu ngân hàng là điều được dự đoán trước và nó đã nhanh chóng đưa tới việc tạo lập những quy định liên bang chặt chẽ đối với hoạt động sáp nhập ngân hàng. Sáp nhập được định nghĩa là một giao dịch, trong đó hai hay nhiều ngân hàng kết hợp tài sản và các khoản nợ để trở thành một tổ chức duy nhất, thường mang tên của ngần hàng “yêu cầu sáp nhập”. Lo ngại trước khả năng suy giảm trong cạnh tranh và trong chất lượng phục vụ gây ra bởi hoạt động sáp nhập ngân hàng, vì nó làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, trong Đạo Luật sáp nhập ngân hàng năm 1960, Quốc hội đã yêu cầu tất cả các vụ sáp nhập phải được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý ngân hàng liên bang.

Luật sáp nhập ngân hàng

       Ví dụ, các ngân hàng quốc gia không thể hợp nhất nếu không có sự đồng ý của Cục kiểm soát tiến tệ, trong khi đó ngân hàng do các bang thành lập, là thành viên của hệ thống dự trữ liên bang cần phải có sự đồng ý của Hội đồng dự trữ liên bang trước khi thực hiện sáp nhập. FDIC cũng xem xét tất cả các vụ hợp nhất liên quan đến ngân hàng được bảo hiểm và nó là cơ quan quản lý có chức năng thông qua đơn xin sát nhập liên quan đến những ngân hàng được bảo hiểm nhưng không là thành viên của hệ thống Dự trữ Liên bang.

       Khi các cơ quan quản lý xem xét đơn xin sát nhập, vấn đề những tác động tới cạnh tranh trong quá trình phục vụ cộng đồng luôn được đặt lên hàng đầu. Một đề nghị hợp nhất ngân hàng cố tác động tiêu cực đến cạnh tranh thường không được thông qua. Tuy nhiên, hàng loạt những sửa đổi trong Đạo Luật hợp nhàngân hàng năm 1966 đã thay đổi việc nhấn mạnh quá mức vào sự cạnh tranh trong quá trình các cơ quan quản lý đánh giá đơn xin sáp nhập ngân hàng. Từ đó, các yếu tố khác như khả năng hợp nhất sẽ làm tăng sự thuận tiện cho công chúng hoặc tăng cường sức mạnh cho những ngân hàng gặp khó khăn phần nào được quan tâm nhiều hơn. Nhiều vụ sáp nhập đã được chấp thuận vì chúng tỏ ra làm tăng cường khả năng tiếp cận của công chúng tới các dịch vụ tài chính.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngan hang la gi, hoat dong cua ngan hang thuong mai

Định giá đảm bảo – chéo

     FIRREA cũng tạo cho FDIC quyền được áp dụng phương pháp “định giá bảo đảm – chéo”. Những khoản bảo đảm này có thể được xác định cho các ngân hàng đang hoạt động thuộc cùng công ty sở hữu ngân hàng để bù đắp cho những tổn thất đối với quỹ bảo hiểm FDIC gây ra bởi sự phá sản của các ngân hàng khác thuộc cùng công ty sở hữu đó. Những khoản bảo đảm như thế đã được thu từ các công ty, ví dụ như: Bank of New England Corporation Boston, Southeast Bancorp of Miami và First City Bancorporation of Texas trước khi nó được Texas Commerce Banshares mua lại (bây giờ là thành viên Chase Mahattan/Chemical Banking Corporation of NewYork).

     FIRREA đã cấu trúc lại FDIC, phân chia quỹ bảo hiểm thành Quỹ bảo hiểm ngân hàng (Bank Insurance Funđ-BIF) và Quỹ bảo hiểm hiệp hội tiết kiệm (Savings Association Insurance Fund-SAIF). Quỹ thứ 2 là để bảo hiểm đối với các hiệp hội tiết kiệm và cho vay. Luật mói quy định cả hai quỹ bảo hiểm phải tăng dần số tổ chức nhận tiền gửi được bảo hiểm liên bang, nhằm tăng dự trữ của quỹ này lên ít nhất 1,25% của tất cả các loại tiền gửi được bảo hiểm. FIRRA cho phép tổ chức tiết kiệm và cho vay được chuyển đổi thành ngân hàng thương mại nếu chúng có thể đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.

Định giá đảm bảo – chéo

     Cho tới năm 1996,1997, sự ủng hộ của công chúng dường như đang tạo tiền đề cho việc loại bỏ sự khác nhau trong mức tư bản hoá và mức phí do Quỹ bảo hiểm hiệp hội tiết kiệm (SAIF) và do Quỹ bảo hiểm ngân hàng (BIF) quy định. Các sửa đổi mới cũng đổng thời xoá bỏ những khác biệt quan trọng giữa ngân hàng và các tổ chức tiết kiêm và cho phép hoạt động hợp nhất của hai loại tổ chức hợp nhất này. Luật quỹ bảo hiểm tiền gửi năm 1996 áp dụng phương pháp đánh phí một lần đối với tiền gửi của các tổ chức tiết kiệm để nâng tỷ lệ dự trữ bảo hiểm lên 1,25% giá trị của tất cả các loại tiền gửi được bảo hiểm đến năm 2000, cũng như với quỹ bảo hiểm ngân hàng. Mục tiêu cuối cùng của Luật quỹ bảo hiểm tiền gửi là hợp nhất Quỹ bảo hiểm ngân hàng và Quỹ bảo hiểm tiết kiệm vào năm 1999, không nhất thiết phải chờ tới khi sự khác biệt giữa điều lộ ngân hàng và điều lệ các tổ chức tiết kiệm được loại bỏ.


Đọc thêm tại:

Những đạo luật mang tính tự do hoá năm 70 và 80

         Những đạo luật mang tính tự do hoá năm 70 và 80. Đầu những năm 70, một làn sóng nới lỏng các quy định về dịch vụ ngân hàng đã bát đầu diễn ra ở bang New England rồi dần dần lan ra khắp nước Mỹ, tới nhiều quốc gia Tây âu và quanh Thái Bình Dương. Đầu tiên, các ngân hàng tiết kiệm ở Massachusetts và New Hampshire phát triển các tài khoản NOW (hay tài khoản giao dịch hưởng lãi) để tránh các quy tắc liên bang, không cho thanh toán tiền lãi trên tài khoản giao dịch thông thường.

đạo luật mang tính tự do hoá

         Trước đó, vào những năm 30, luật Glass-Steagaỉl đã cho phép cho FDIC và Hội đổng dự trữ liên bang có quyền áp đặt giới hạn tối đa đối với lãi suất tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi giao dịch với hy vọng bảo vệ thu nhập của ngân hàng, giảm số lượng các ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, việc giới hạn lãi suất tiền gửi hầu như không ngăn chặn được khả năng thất bại của ngân hàng và thường đặt những ngân hàng bị liên bang giám sát vào thế bất lợi trong quá trình cạnh tranh thu hút tiền gửi.

         Trong những năm 70 và 80, cuộc cạnh tranh giữa các tổ chức nhận tiền gửi trên cơ sở tài khoản thử nghiệm NOW tại New England đã buộc Quốc hội phải cho phép các ngân hàng được cung cấp tài khoản giao dịch hưởng lãi và chứng chỉ tiền gửi thị trường tiền tệ với lãi suất linh hoạt dựa trên những mức lãi suất thị trượng cơ sở. Điều đó giúp ngân hàng chống lại sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các quỹ thị trường tiền tệ đối với tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của công chúng.



Vấn đề các ngân hàng gặp phải

         Các ngân hàng lệ thuộc nặng nề vào nguyên tắc hạch toán kế toán theo giá trị ghi sổ, trong đó phần lớn các khoản cho vay và nợ phải trả được ghi theo mệnh giá hoặc theo giá trị tại ngày khoản mục phát sinh. Những thay đổi tiếp theo thường không gây ra ảnh hưởng tới giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả trên sổ sách của ngân hàng. Nhiều chuyên gia tài chính đã đề nghị áp dụng nguyên tắc hạch toán kế toán theo gía trị thị trường đối với các ngân hàng bởi vì việc đánh giá tình hình hoạt động của một ngân hàng dựa trên giá trị ghi sổ khó có thể giúp nhà phân tích dự báo kịp thời mức độ rủi ro của ngân hàng.

         Thêm vào đó, hệ thống đánh giá rủi ro công khai có thể gây ra những nỗi lo lắng không cần thiết khi người gửi tiền nhận thức được sự tăng lên trong bất kỳ chỉ số rủi ro nào của ngân hàng, họ có thể tạo ra một vụ hoảng loạn tài chính- cái mà FDIC nỗ lực ngăn chặn. Quả thực, những điều như vậy đã xảy ra cách đây không lâu khi các Ngân hàng tham gia lĩnh vực kinh doanh quỹ tướng Cơ quan ngân hàng liên bang để lộ thông tin về một ngân hàng đã được thêm vào danh sách “ngân hàng có vấn đề”. Tuy nhiên, cái mà công chung không hiểu được là những ngàn hàng nằm trong danh sách “có vấn đề” của cơ quan quản lý không có nghĩa là chắc chắn sẽ phá sản. Nhiều ngân hàng đã thoát khỏi danh sách “có vấn đề” bằng cách tiến hành thay đổi trong quản lý hoặc nhờ vào sự hồi phục kinh tế trong thị trường của họ.

Vấn đề các ngân hàng gặp phải

        Hơn nữa, danh sách “ngân hàng có vấn dề” cũng có nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ: FDIC lưu giữ một danh sách các “ngân hàng có vấn đề” bao gồm ba mức độ khác nhau: (1) Tiềm ẩn mất khả năng thanh toán (PPO). Đày là mức độ nguy hiểm nhất và FDIC tin rằng có tới 50% khả năng ngân hàng cần tới sự trợ giúp của chính phủ để tồn tại trong ngắn hạn. (2) Vấn đề nghiêm trọng (SP). Trong trường hợp này, FDIC dự tính rằng nếu không có những thay đổi quan trọng trong vấn đề sở hữu hay quản lý thì FDIC có thể sẽ phải đóng góp một phần nguồn lực của nó để hỗ trợ cho ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. (3) Các vấn đề khác (OP).

         Các ngân hàng trong nhóm này có khả năng tài chính yếu kém, cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhưng ít đáng lo ngại hơn hai nhóm trên. Không may là công chúng thường không ý thức được sự khác nhau về mức độ nghiêm trọng của vấn để mà mỗi ngân hàng cụ thể phải đối mặt và điều đó có thể gây ra kết quà là các ngân hàng vẫn còn lành mạnh và những ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán bị đánh đổng một cách bất họp lý. Trong giai đoạn dầu, nhiệm vụ chính của FDIC là khôi phục lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng và ngăn chặn hoảng loạn trong công chúng. Hiện nay, vấn đề FDIC cần giải quyết là làm sao có thể định giá dịch vụ bào hiểm tiền gửi một cách hợp lý để khống chế rủi ro và đồng thời để chính phủ không buộc phải sử dụng quá nhiều quỹ của người nộp thuế cho mục đích cứu giúp các ngân hàng tư nhân đang chịu rủi ro. Đây là những vấn đề chưa được giải quyết hoàn toàn.



Luật phi quản lý hoá các tổ chức nhận tiền gửi và kiểm soát tiền tệ 1980

         Luật phi quản lý hoá các tổ chức nhận tiền gửi và kiểm soát tiền tệ (DIDMCA) là đạo luật phi quản lý hoá quan trọng nhất được thông qua năm 1980. Nó bao gồm những điều khoản chủ yếu áp dụng cho Ngân hàng thương mại như sau:
  1. Trần lãi suất liên bang quy định đối với các khoản tiền gửi của công chúng được huỷ bỏ dần dần từ năm 1981 đến năm 1986, nhờ vậy lãi suất tiền gửi sẽ linh hoạt hơn trên cơ sở cạnh tranh tự do và điều kiện thị trường.

  2. Tài khoản NOW hưởng lãi được các tổ chức nhận tiền gửi chịu sự giám sát liên bang cung cấp cho cá nhân và các tổ chức phi lợi nhuận trên phạm vi toàn quốc.
       Tuy nhiên, mục đích cơ bản của DIDMCA là giúp các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng, đặc biệt là các hiệp hội tín dụng, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế nhờ mở rộng danh mục dịch vụ. Kết quả là Đạo luật DIDMCA đã tăng cường cạnh tranh trong cả hoạt động cho vay và nhận tiền gửi giữa ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng.

kiểm soát tiền tệ

       Luật các tổ chức nhận tiền gửi Garn – St Germain (1982). Luật các tổ chức nhận tiền gửi Garn-St Germain được thông qua năm 1982 để điều chỉnh một số điều khoản của DIDMCA. Đây là một đạo luật mang tính phi quản lý hoá lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, luật này thực hiện các thay đổi sau:
  1. Ủy ban Mở rộng quản lý đối với các tổ chức nhận tiền gửi DIDC(thành lập năm 1980) có quyền giám sát toàn liên^ang các tổ chức trung gian nhận tiền gửi trong việc cung cấp các tài khoản tiền gửi “tương đương hay cạnh tranh trực tiếp với quỹ tương hỗ của thị trường tiền tệ”.
       Ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi khác được phép cung  cấp tài khoản NOW cho các cơ quan Chính phủ, cá nhân và các tổ chức phi lợi nhuận.
  1. Các giới hạn về tín dụng trong hoạt đông ngân hàng đã được nới lỏng, cho phép ngân hàng cho vay không bảo đảm với 1 khách hàng tối đa là 15% vốn cổ phần và thặng dư vốn và 25% đối với 1 khách hàng có đảm bảo hoàn toàn.

  2. Các ngân hàng cần tăng vốn chủ sở hữu để ngăn chặn phá sản có thể phát hành các chứng chỉ giá trị ròng (net worth certiíicates) cho FDIC và nhận khoản cấp vốn mới.
        FDIC có thể sắp xếp các vụ hợp nhất ngân hàng giữa các bang để tránh sự đổ vỡ ngân hàng lớn trong trường hợp nó không thể tìm được ngân hàng tham gia sáp nhập thích hợp trong phạm vi một bang.

       Luật Gam-St Germain là một nỗ lực của Quốc hội nhằm giúp các tổ chức tiết kiệm có thể cung cấp một danh mục dịch vụ gần giống như ngân hàng, đồng thời giúp cho các tổ chức nhận tiền gửi có thể cạnh tranh hiệu quả hơn- với các quỹ tương hỗ, vốn đã thành công trong việc thu hút hàng triệu USD ra khỏi hệ thống ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: khai niem ngan hang, các dịch vụ ngân hàng