Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015
Đạo Luật sáp nhập ngân hàng năm 1960
Luật sáp nhập ngân hàng và những sửa đổi bổ sung (1960 và 1966). Trong lịch sử ngân hàng, những quy định chặt chẽ hơn cho các công ty sở hữu ngân hàng là điều được dự đoán trước và nó đã nhanh chóng đưa tới việc tạo lập những quy định liên bang chặt chẽ đối với hoạt động sáp nhập ngân hàng. Sáp nhập được định nghĩa là một giao dịch, trong đó hai hay nhiều ngân hàng kết hợp tài sản và các khoản nợ để trở thành một tổ chức duy nhất, thường mang tên của ngần hàng “yêu cầu sáp nhập”. Lo ngại trước khả năng suy giảm trong cạnh tranh và trong chất lượng phục vụ gây ra bởi hoạt động sáp nhập ngân hàng, vì nó làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, trong Đạo Luật sáp nhập ngân hàng năm 1960, Quốc hội đã yêu cầu tất cả các vụ sáp nhập phải được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý ngân hàng liên bang.
Ví dụ, các ngân hàng quốc gia không thể hợp nhất nếu không có sự đồng ý của Cục kiểm soát tiến tệ, trong khi đó ngân hàng do các bang thành lập, là thành viên của hệ thống dự trữ liên bang cần phải có sự đồng ý của Hội đồng dự trữ liên bang trước khi thực hiện sáp nhập. FDIC cũng xem xét tất cả các vụ hợp nhất liên quan đến ngân hàng được bảo hiểm và nó là cơ quan quản lý có chức năng thông qua đơn xin sát nhập liên quan đến những ngân hàng được bảo hiểm nhưng không là thành viên của hệ thống Dự trữ Liên bang.
Khi các cơ quan quản lý xem xét đơn xin sát nhập, vấn đề những tác động tới cạnh tranh trong quá trình phục vụ cộng đồng luôn được đặt lên hàng đầu. Một đề nghị hợp nhất ngân hàng cố tác động tiêu cực đến cạnh tranh thường không được thông qua. Tuy nhiên, hàng loạt những sửa đổi trong Đạo Luật hợp nhàngân hàng năm 1966 đã thay đổi việc nhấn mạnh quá mức vào sự cạnh tranh trong quá trình các cơ quan quản lý đánh giá đơn xin sáp nhập ngân hàng. Từ đó, các yếu tố khác như khả năng hợp nhất sẽ làm tăng sự thuận tiện cho công chúng hoặc tăng cường sức mạnh cho những ngân hàng gặp khó khăn phần nào được quan tâm nhiều hơn. Nhiều vụ sáp nhập đã được chấp thuận vì chúng tỏ ra làm tăng cường khả năng tiếp cận của công chúng tới các dịch vụ tài chính.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngan
hang la gi, hoat
dong cua ngan hang thuong mai
Định giá đảm bảo – chéo
FIRREA cũng tạo cho FDIC quyền được áp dụng phương pháp “định giá bảo đảm – chéo”. Những khoản bảo đảm này có thể được xác định cho các ngân hàng đang hoạt động thuộc cùng công ty sở hữu ngân hàng để bù đắp cho những tổn thất đối với quỹ bảo hiểm FDIC gây ra bởi sự phá sản của các ngân hàng khác thuộc cùng công ty sở hữu đó. Những khoản bảo đảm như thế đã được thu từ các công ty, ví dụ như: Bank of New England Corporation Boston, Southeast Bancorp of Miami và First City Bancorporation of Texas trước khi nó được Texas Commerce Banshares mua lại (bây giờ là thành viên Chase Mahattan/Chemical Banking Corporation of NewYork).
FIRREA đã cấu trúc lại FDIC, phân chia quỹ bảo hiểm thành Quỹ bảo hiểm ngân hàng (Bank Insurance Funđ-BIF) và Quỹ bảo hiểm hiệp hội tiết kiệm (Savings Association Insurance Fund-SAIF). Quỹ thứ 2 là để bảo hiểm đối với các hiệp hội tiết kiệm và cho vay. Luật mói quy định cả hai quỹ bảo hiểm phải tăng dần số tổ chức nhận tiền gửi được bảo hiểm liên bang, nhằm tăng dự trữ của quỹ này lên ít nhất 1,25% của tất cả các loại tiền gửi được bảo hiểm. FIRRA cho phép tổ chức tiết kiệm và cho vay được chuyển đổi thành ngân hàng thương mại nếu chúng có thể đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.
Cho tới năm 1996,1997, sự ủng hộ của công chúng dường như đang tạo tiền đề cho việc loại bỏ sự khác nhau trong mức tư bản hoá và mức phí do Quỹ bảo hiểm hiệp hội tiết kiệm (SAIF) và do Quỹ bảo hiểm ngân hàng (BIF) quy định. Các sửa đổi mới cũng đổng thời xoá bỏ những khác biệt quan trọng giữa ngân hàng và các tổ chức tiết kiêm và cho phép hoạt động hợp nhất của hai loại tổ chức hợp nhất này. Luật quỹ bảo hiểm tiền gửi năm 1996 áp dụng phương pháp đánh phí một lần đối với tiền gửi của các tổ chức tiết kiệm để nâng tỷ lệ dự trữ bảo hiểm lên 1,25% giá trị của tất cả các loại tiền gửi được bảo hiểm đến năm 2000, cũng như với quỹ bảo hiểm ngân hàng. Mục tiêu cuối cùng của Luật quỹ bảo hiểm tiền gửi là hợp nhất Quỹ bảo hiểm ngân hàng và Quỹ bảo hiểm tiết kiệm vào năm 1999, không nhất thiết phải chờ tới khi sự khác biệt giữa điều lộ ngân hàng và điều lệ các tổ chức tiết kiệm được loại bỏ.
Đọc thêm tại:
Những đạo luật mang tính tự do hoá năm 70 và 80
Những đạo luật mang tính tự do hoá năm 70 và 80. Đầu những năm 70, một làn sóng nới lỏng các quy định về dịch vụ ngân hàng đã bát đầu diễn ra ở bang New England rồi dần dần lan ra khắp nước Mỹ, tới nhiều quốc gia Tây âu và quanh Thái Bình Dương. Đầu tiên, các ngân hàng tiết kiệm ở Massachusetts và New Hampshire phát triển các tài khoản NOW (hay tài khoản giao dịch hưởng lãi) để tránh các quy tắc liên bang, không cho thanh toán tiền lãi trên tài khoản giao dịch thông thường.
Trước đó, vào những năm 30, luật Glass-Steagaỉl đã cho phép cho FDIC và Hội đổng dự trữ liên bang có quyền áp đặt giới hạn tối đa đối với lãi suất tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi giao dịch với hy vọng bảo vệ thu nhập của ngân hàng, giảm số lượng các ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, việc giới hạn lãi suất tiền gửi hầu như không ngăn chặn được khả năng thất bại của ngân hàng và thường đặt những ngân hàng bị liên bang giám sát vào thế bất lợi trong quá trình cạnh tranh thu hút tiền gửi.
Trong những năm 70 và 80, cuộc cạnh tranh giữa các tổ chức nhận tiền gửi trên cơ sở tài khoản thử nghiệm NOW tại New England đã buộc Quốc hội phải cho phép các ngân hàng được cung cấp tài khoản giao dịch hưởng lãi và chứng chỉ tiền gửi thị trường tiền tệ với lãi suất linh hoạt dựa trên những mức lãi suất thị trượng cơ sở. Điều đó giúp ngân hàng chống lại sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các quỹ thị trường tiền tệ đối với tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của công chúng.
Vấn đề các ngân hàng gặp phải
Các ngân hàng lệ thuộc nặng nề vào nguyên tắc hạch toán kế toán theo giá trị ghi sổ, trong đó phần lớn các khoản cho vay và nợ phải trả được ghi theo mệnh giá hoặc theo giá trị tại ngày khoản mục phát sinh. Những thay đổi tiếp theo thường không gây ra ảnh hưởng tới giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả trên sổ sách của ngân hàng. Nhiều chuyên gia tài chính đã đề nghị áp dụng nguyên tắc hạch toán kế toán theo gía trị thị trường đối với các ngân hàng bởi vì việc đánh giá tình hình hoạt động của một ngân hàng dựa trên giá trị ghi sổ khó có thể giúp nhà phân tích dự báo kịp thời mức độ rủi ro của ngân hàng.
Thêm vào đó, hệ thống đánh giá rủi ro công khai có thể gây ra những nỗi lo lắng không cần thiết khi người gửi tiền nhận thức được sự tăng lên trong bất kỳ chỉ số rủi ro nào của ngân hàng, họ có thể tạo ra một vụ hoảng loạn tài chính- cái mà FDIC nỗ lực ngăn chặn. Quả thực, những điều như vậy đã xảy ra cách đây không lâu khi các Ngân hàng tham gia lĩnh vực kinh doanh quỹ tướng Cơ quan ngân hàng liên bang để lộ thông tin về một ngân hàng đã được thêm vào danh sách “ngân hàng có vấn đề”. Tuy nhiên, cái mà công chung không hiểu được là những ngàn hàng nằm trong danh sách “có vấn đề” của cơ quan quản lý không có nghĩa là chắc chắn sẽ phá sản. Nhiều ngân hàng đã thoát khỏi danh sách “có vấn đề” bằng cách tiến hành thay đổi trong quản lý hoặc nhờ vào sự hồi phục kinh tế trong thị trường của họ.
Hơn nữa, danh sách “ngân hàng có vấn dề” cũng có nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ: FDIC lưu giữ một danh sách các “ngân hàng có vấn đề” bao gồm ba mức độ khác nhau: (1) Tiềm ẩn mất khả năng thanh toán (PPO). Đày là mức độ nguy hiểm nhất và FDIC tin rằng có tới 50% khả năng ngân hàng cần tới sự trợ giúp của chính phủ để tồn tại trong ngắn hạn. (2) Vấn đề nghiêm trọng (SP). Trong trường hợp này, FDIC dự tính rằng nếu không có những thay đổi quan trọng trong vấn đề sở hữu hay quản lý thì FDIC có thể sẽ phải đóng góp một phần nguồn lực của nó để hỗ trợ cho ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. (3) Các vấn đề khác (OP).
Các ngân hàng trong nhóm này có khả năng tài chính yếu kém, cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhưng ít đáng lo ngại hơn hai nhóm trên. Không may là công chúng thường không ý thức được sự khác nhau về mức độ nghiêm trọng của vấn để mà mỗi ngân hàng cụ thể phải đối mặt và điều đó có thể gây ra kết quà là các ngân hàng vẫn còn lành mạnh và những ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán bị đánh đổng một cách bất họp lý. Trong giai đoạn dầu, nhiệm vụ chính của FDIC là khôi phục lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng và ngăn chặn hoảng loạn trong công chúng. Hiện nay, vấn đề FDIC cần giải quyết là làm sao có thể định giá dịch vụ bào hiểm tiền gửi một cách hợp lý để khống chế rủi ro và đồng thời để chính phủ không buộc phải sử dụng quá nhiều quỹ của người nộp thuế cho mục đích cứu giúp các ngân hàng tư nhân đang chịu rủi ro. Đây là những vấn đề chưa được giải quyết hoàn toàn.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngân
hàng là gì, hoạt
động của ngân hàng thương mại
Luật phi quản lý hoá các tổ chức nhận tiền gửi và kiểm soát tiền tệ 1980
Luật phi quản lý hoá các tổ chức nhận tiền gửi và kiểm soát tiền tệ (DIDMCA) là đạo luật phi quản lý hoá quan trọng nhất được thông qua năm 1980. Nó bao gồm những điều khoản chủ yếu áp dụng cho Ngân hàng thương mại như sau:
- Trần lãi suất liên bang quy định đối với các khoản tiền gửi của công chúng được huỷ bỏ dần dần từ năm 1981 đến năm 1986, nhờ vậy lãi suất tiền gửi sẽ linh hoạt hơn trên cơ sở cạnh tranh tự do và điều kiện thị trường.
- Tài khoản NOW hưởng lãi được các tổ chức nhận tiền gửi chịu sự giám sát liên bang cung cấp cho cá nhân và các tổ chức phi lợi nhuận trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, mục đích cơ bản của DIDMCA là giúp các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng, đặc biệt là các hiệp hội tín dụng, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế nhờ mở rộng danh mục dịch vụ. Kết quả là Đạo luật DIDMCA đã tăng cường cạnh tranh trong cả hoạt động cho vay và nhận tiền gửi giữa ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng.
Luật các tổ chức nhận tiền gửi Garn – St Germain (1982). Luật các tổ chức nhận tiền gửi Garn-St Germain được thông qua năm 1982 để điều chỉnh một số điều khoản của DIDMCA. Đây là một đạo luật mang tính phi quản lý hoá lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, luật này thực hiện các thay đổi sau:
- Ủy ban Mở rộng quản lý đối với các tổ chức nhận tiền gửi DIDC(thành lập năm 1980) có quyền giám sát toàn liên^ang các tổ chức trung gian nhận tiền gửi trong việc cung cấp các tài khoản tiền gửi “tương đương hay cạnh tranh trực tiếp với quỹ tương hỗ của thị trường tiền tệ”.
Ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi khác được phép cung cấp tài khoản NOW cho các cơ quan Chính phủ, cá nhân và các tổ chức phi lợi nhuận.
- Các giới hạn về tín dụng trong hoạt đông ngân hàng đã được nới lỏng, cho phép ngân hàng cho vay không bảo đảm với 1 khách hàng tối đa là 15% vốn cổ phần và thặng dư vốn và 25% đối với 1 khách hàng có đảm bảo hoàn toàn.
- Các ngân hàng cần tăng vốn chủ sở hữu để ngăn chặn phá sản có thể phát hành các chứng chỉ giá trị ròng (net worth certiíicates) cho FDIC và nhận khoản cấp vốn mới.
FDIC có thể sắp xếp các vụ hợp nhất ngân hàng giữa các bang để tránh sự đổ vỡ ngân hàng lớn trong trường hợp nó không thể tìm được ngân hàng tham gia sáp nhập thích hợp trong phạm vi một bang.
Luật Gam-St Germain là một nỗ lực của Quốc hội nhằm giúp các tổ chức tiết kiệm có thể cung cấp một danh mục dịch vụ gần giống như ngân hàng, đồng thời giúp cho các tổ chức nhận tiền gửi có thể cạnh tranh hiệu quả hơn- với các quỹ tương hỗ, vốn đã thành công trong việc thu hút hàng triệu USD ra khỏi hệ thống ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: khai
niem ngan hang, các
dịch vụ ngân hàng
Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015
Bình luận về FDIC và sự cần thiết của luật mới
Hệ thống tính phí cố định này dần đến vấn đề rủi ro đạo đức: nó khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro lớn hơn bởi vì chính phủ đã cam kết thanh toán toàn bộ cho người gửi tiền (đủ tiêu chuẩn) nếu ngân hàng phá sản. Bởi vì tất cả mọi ngân hàng đều phải thanh toán phi bảo hiểm (không giống như các hệ thống bảo hiếm tư nhân), các ngân hàng sẽ phải tăng mức rủi ro trong hoạt động. Vấn đề rủi ro đạo đức đưa đến sự cần thiết phải có những đổi mới trong luật ngân hàng bởi vì nếu không có 1 hệ thống bảo hiểm liên bang chi phí thấp hơn thì một số ngân hàng sẽ phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong hoạt động.
Phần lớn người gửi tiền (trừ những người gửi tiền với quy mô rất lớn ) thường không giám sát cẩn thận tình trạng rủi ro của ngân hàng, thay vào đó họ dựa vào sự bảo vệ của FDIC. Bởi vì FDIC gây ra tình trạng “bao cấp” cho những ngân hàng rủi ro nhất- khuyến khích ngân hàng đánh bạc với tiền gửi của khách hàng – nên hệ thống tài chính – ngân hàng đã thực sự đòi hỏi phải có một cơ chế bảo hiểm theo tỷ lộ rủi ro, trong đó các ngân hàng rủi ro nhất phải trả những khoản phí bảo hiểm cao nhất.
Như chúng ta sẽ thấy, vào năm 1991 Quốc hội Mỹ đã quyết định yêu cầu FDIC phải phát triển một hệ thống tính phí căn cứ theo rủi ro (lần đầu tiên áp dụng năm 1993) theo đó những ngân hàng rủi ro nhất sẽ phải trả phí bảo hiểm cao nhất và đối mặt với những quy định nghiêm ngặt nhất. Dù sao đi nữa, trên thực tế chính quyền liên bang đã cung cấp cho hầu hết các ngân hàng Mỹ dịch vụ bảo hiểm tiền gửi tương đối rẻ, và do đó vẫn khuyến khích các ngân hàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn.
Một trong những đề nghị phổ biến cho việc sửa đổi hoặc thay thế hệ thống bảo hiểm tiền gửi liên bang hiện thời là chuyển hoạt động bảo hiểm tiền gửi cho khu vực tư nhân (tư nhân hóa). Có lẽ một tổ chức bảo hiểm tư nhân sẽ tích cực hon trong việc đánh giá khả năng rủi ro của các ngân hàng và bất buộc ngân hàng rủi ro mua bảo hiểm phải đóng những khoản phí bảo hiểm lớn hon. Tuy nhiên, tư nhân hóa hệ thống bảo hiểm tiền gửi sẽ không giải quyết được mọi vấn đề liên quan đến của việc bảo vệ tiền gửi của công chúng.
Ví dụ: Người ta sẽ khó có thể xây dựng được một hệ thống bảo hiểm tư nhân hiệu quả bởi vì không giống như phần lớn các dạng bảo hiểm rủi ro khác, khi một yêu cầu bảo hiểm xuất hiện thì những yêu cầu khác không nhất thiết phát sinh, còn đối với ngân hàng, rủi ro của những người gửi tiền có thể liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phá sản của một ngân hàng riêng lẻ có thể tạo ra hàng nghìn các yêu cầu thanh toán bảo hiểm. Hơn nữa, một ngân hàng phá sản có thể đưa tới sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng khác. Nếu kinh tế của một bang hay một vùng đi xuống, hàng trăm ngân hàng có thể phá sản cùng một lúc. Liệu bảo hiểm tư nhân có thể xác định mức giá hợp lý hay chịu đựng loại rủi ro đó không?
Luật trách nhiệm xã hội năm 1960,1970 và 1980
Luật trách nhiệm xã hội năm 1960,1970 và 1980. Trong những năm 60 và 70, vấn đề được quan tâm nổi lên là những tác động mà ngân hàng tạo ra đối với “chất lượng cuộc sống” ở cộng đồng nơi ngân hàng phục vụ. Quốc hội lo ngại rằng các ngân hàng sẽ cung cấp “thông tin không cân xứng” cho khách hàng về nhũng quy (lệnh cho vay, và đặc biệt là về chi phí thực của các khoản cho vay. Năm 1968, Quốc hội dã tiến hành cải thiện các luồng thông tin cho người tiêu dùng về dịch vụ tài chính bằng cách thông qua Đạo luật bảo vệ tín dụng khách hàng (đựợc biết như là Đạo luật trung thực trong cho vay), trong đó đòi hỏi ngân hàng và nhũng tổ chức cho vay khác phải giải thích tường tận rõ ràng về tất cả quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng trong một hợp đồng vay vốn,.
Năm 1974, Quốc hội tập trung giải quyết ván đề “phân biệt đối xử” trong hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng với việc thông qua Đạo luật cơ hội tín dụng công bằng. Đơn xin vay của cá nhân và hộ gia đình không thể bị từ chối đơn thuần chỉ vì tuổi tác, giới tính, dồn tộc, tôn giáo hoặc vì họ là người dược nhận trợ cấp xã hội. Năm 1977, Quốc hội đã thông qua “Đạo luật tái đấu tư cộng đồng”, cấm ngân hàng Mỹ phân biệt đối xử đối với khách hàng cư trú trong phạm vi hoạt động của ngân hàng chỉ đơn thuần do tính chất của khu vực họ đang cư trú.
Một bước tiến nữa trong quá trình đòi hỏi đối xử công bằng cho khách hàng và cải thiện các luồng thông tin từ ngân hàng được thực hiện trong năm 1987 với sự thông qua “Luật bình đẳng trong cạnh tranh” và “Luật trung thực trong tiết kiệm” năm 1991. Những luật liên bang này đòi hỏi ngân hàng phải thông tin đầy đủ về các chính sách nhận tiền gửi và tỷ lệ thu nhập thực tế trên các tài khoản tiết kiệm của công chúng. Nhũng đạo luật về trách nhiệm xã hội này có nhũng mục tiêu đáng ca ngợi những chúng cũng có xu hướng làm gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng.
Đọc thêm tại:
- http://dichvunganhangthuongmai.blogspot.com/
- http://dichvunganhangthuongmai.blogspot.com/2015/04/ngan-hang-la-gi.html
- http://dichvunganhangthuongmai.blogspot.com/2015/07/luat-ve-cong-ty-so-huu-ngan-hang-va.html
Luật về công ty sở hữu ngân hàng và những sửa đổi bổ sung
Luật về công ty sở hữu ngân hàng và những sửa đổi bổ sung (1956,1966 và 1970). Năm 1956, sau làn sóng hình thành các công ty sở hữu ngân hàng, Quốc hội đã thông quá Luật Công ty sở hữu ngân hàng (Bank holding company Act). Luật này, đã đặt các công ty sở hữu ngân hàng- những tập đoàn được thành lập để mua và nắm giữ cổ phiếu ngân hàng dưới những quy định liên bang chặt chẽ.
Quốc hội và công chúng lo ngại rằng các công ty sẽ đe dọa sự độc lập của nhiều ngân hàng và làm giảm ảnh hưởng của chính phủ đối với hoạt động của ngân hàng. Ngày nay, nếu ngân hàng muốn thành lập công ty để mua lại các ngân hàng hay cơ sở kinh doanh phi ngân hàng, họ phải được sự đồng ý của Cục dự trữ liên bang. Hơn nữa, tất cả các công ty có quyền kiểm soát từ hai ngân hàng phải đăng ký với Fed, phải 2
Khả năng của FDIC là rất lớn trong việc thực hiện 2 mục tiêu: Hạn chế sự lạm dụng của các ngân hàng được bảo hiểm; Ngăn chặn tổn thất cho quỹ liên bang. FDIC có thể thay thế cán bộ quản lý hay giám đốc ngân hàng nếu như nó cho rằng họ đã cố ý hay vô tình làm giám sức mạnh của ngân hàng. FDIC cũng có thể cấm một ngân hàng tham gia vào hệ thống bảo hiểm tiền gửi nếu có bằng chứng cho thấy có sự không quan tâm tới tính an toàn trong hoạt động ngân hàng và FDIC cũng có thể thựcđịnh kỳ đệ trình báo cáo tài chính và sổ sách kế toán khi Cục dự trữ liên bang kiểm ưa.
Năm 1966, luật này đã được sửa đổi cho phép mở rộng phạm vi giao dịch giữa các công ty thành viên trong cùng một tổng công ty và giảm nhẹ gánh nặng thuế cho các công ty này. Năm 1970, ngay cả các công ty chỉ kiểm soát một ngân hàng của Mỹ cũng được yêu cầu phải đăng ký VỚI Fed và việc mua lại các cơ sở kinh doanh phi ngân hàng cũng chỉ được giới hạn trong những lĩnh vực “liên quan chặt chẽ” với các hoạt động ngân hàng do Cục dự trữ liên bang quy định.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: khai
niem ngan hang, các
dịch vụ ngân hàng
FDIC đã góp phần giảm đáng kể nguy cơ các vụ rút vốn ồ ạt
Hiện nay ngân hàng và các công ty khác được phép mua chứng khoán từ “chi nhánh 20” thuộc cùng một cống ty sở hữu ngân hàng, kể cả chứng khoán đang được “chi nhánh 20” bảo lãnh phát hành, miễn là những giao dịch chứng khoán đó được thực hiện trên cơ sở thị trường và các chứng khoán do ngân hàng mua dược bảo đảm hợp lý bằng vốn của ngàn hàng. Đồng thời, chứng khoán được mua phải đạt những tiêu chuẩn chất lượng như được quy định công ty: chứng khoán của chúng sẽ cho phép các tổ chức ngân hàng Mỹ cung cấp cho khách hàng kinh doanh một danh mục đầy đủ hơn từ cho vay trực tiếp tới các dịch vụ về chứng khoán.
Tạo ra Công ty bảo hiếm tiền gửi (FDIC) để bảo đảm cho công chúng một mức tiền gửi tối đa theo quy định (ban đầu là 2500 USD; ngày nay lên tới 100.000 USD mỗi người gửi tiền).
Rõ ràng là, kể từ khi ra đời năm 1934, FDIC đã góp phần giảm đáng kể nguy cơ các vụ rút vốn ồ ạt khỏi ngân hàng, tuy vậy nó cũng không ngăn được nhiều vụ phá sản ngân hàng trong những năm gần đây. Tuy nhiên trong một vài trường hợp thực tế, có thể nói PDIC đã gián tiếp làm tăng mức rủi ro mà ngân hàng chấp nhận và dưa đến những thất bại cho ngân hàng.
Mỗi năm, mỗi ngân hàng được bảo hiểm phải trả cho hệ thống bảo hiểm tiền gửi Liên bang phí bảo hiểm dựa trên khối lượng tiền gửi được bảo hiểm và mức độ rủi ro của chúng. Hy vọng rằng theo thời gian, quỹ bảo hiểm của FDIC sẽ đủ lớn để xử lý được các vụ phá sản ngân hàng. Tuy nhiên một điều rõ ràng là kế hoạch bảo hiểm liên bang không bao giờ được xây dựng để giải quyết các vụ đổ vỡ ngân hàng như trường hợp đã xảy ra ở Mỹ trong những năm 1980. Điều này giải thích tại sao năm 1991 FDIC đã buộc phải kêu gọi Nghị viện cho phép FDIC vay thêm khi Quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ gần như cạn kiệt.
Bình luận về FDIC và sự cần thiết của luật mới. Suốt trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, FDIC đã trở thành đối tượng chỉ trích mạnh mẽ. Vấn đề nêu lên không chỉ liên quan đến nội dung bảo hiểm tiền gửi mà bao gồm cả cách thức quản lý hệ thống bảo hiểm tiền gửi liên bang trong hầu hết thời gian hoạt động của nó. Trước năm 1993, FDIC thu phí bảo hiểm cố định trên tất cả các khoản tiền gửi đủ tiêu chuẩn bảo hiểm mà không tính tới mức độ rủi ro trong Bảng cân đối kế toán của mỗi ngân hàng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngan
hang la gi, hoat
dong cua ngan hang thuong mai
Thành lập FDIC theo luật Glas-steagall
Thành lập FDIC theo luật Glas-steagall. Nhằm làm dịu đi nỗi sợ hãi về sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng, một trong những cống hiến quan trọng của luật Glas-steagall là việc Cục dự trữ liên bang bắt đẩu nới lỏng sự kiểm soát nhằm tạo cho các công ty chứng khoán ngân hàng tự do hơn. Việc sử dụng chung giám đốc, nhân viên văn phòng giữa các ngân hàng, con và chi nhánh chứng khoán đã được cho phép, điều đó làm giám gần một nửa số giám đốc đại diện cho các công ty.
Tuy nhiên, cán bộ điều hành đứng đầu một chi nhánh ngân hàng không thể là giám đốc, nhân viên hay người lẫm thuê cho một chi nhánh chứng khoán và ngược lại. Quy định cấm bán chéo các dịch vụ trước đây đã được nới lỏng, cho phép việc thực hiện giao dịch giữa chi nhánh ngân hàng và công ty chứng khoán với điều kiện là các tài sản có thể dễ dàng được xác định và được niêm yết giá trị công khai thường xuyên trên thị trường.
Sau đó đến tháng 8/1997, Cục dự trữ liên-bang đã thông báo một sự nới lỏng cơ bản trong “bức tường lửa” với lập luận rằng các bộ luật chứng khoán và các quy định về hoạt động ngân hàng hiện nay đã đủ chặt chẽ đế bảo vệ an toàn cho công chúng và thúc đẩy sự an toàn của ngân hàng: Một trong những thay đổi quan trọng là ngân hàng không còn bị cấm cho vay hay mở rộng tín dụng đối-với các khách hàng của “chi nhánh 20”, với diều kiện là các dịch vụ tín dụng này được định giá trên cơ sở thị trường và khách hàng không bị buộc phải mua các dịch vụ từ “cổng ty 20” như một điều kiện để nhận được khoản tín dụng.
Hơn nữa, ngân hàng không còn bị, cấm cho khách hàng vay tiền với mục đích thanh toán vốn gốc, lãi hay cổ tức cho những: chứng khoán của khách hàng đã được“chi nhánh 20” bảo lãnh phát hành với điều kiện là các khoản Vay được thực hiện theo điều kiện thị trường. Gác chi nhánh bảo lãnh phát hành chứng khoán khổng còn bị bắt buộc phải tách riêng văn phòng khỏi ngân hàng. Tuy nhiên, các khoản đầu tư tiền gửi của một chi nhánh chứng khoán không thể dược cung cấp trong cùng một khu vưc nơi ngân hàng thực hiện việc nhận tiền gửi.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngân
hàng là gì, hoạt
động của ngân hàng thương mại
Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015
Mâu thuẫn giữa rủi ro và lợi ích trong hoạt động bảo lãnh
Tuy nhiên vấn đề mâu thuẫn giữa rủi ro và lợi ích trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán vẫn còn cần phải được giải quyết. Việc hạn chế nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cố phiếu và trái phiếu, được đặt ra và thông qua trong luật Glass-Steagall, phản ánh nỗi lo ngại của các nhà phân tích tài chính và các nhà lập pháp trong giai đoạn đó về rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán sẽ tăng lên nếu giá cả của các chứng khoán giảm mạnh.
Hơn nữa, một sự thay đổi trong lãi suất có thể ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu bảo lãnh phát hành, tạo ra sự bất ổn định lớn trong doanh thu từ nghiệp vụ này. Nếu nghiệp vụ ngân hàng đầu tư thực sự rủi ro hơn nghiệp vụ ngân hàng thương mại và nếu nghiệp vụ ngân hàng đầu tư tạo ra một tỷ trọng đáng kể trong doanh thu của ngân hàng thương mại thì tổng mức rủi ro của ngân hàng sẽ tăng lên và không còn nghi ngờ gì, một vài ngân hàng sẽ phá sản.
Mặt khác, những người ủng hộ việc tham gia đầy đủ của ngân hàng trong việc bảo lãnh phát hành chứng khoán lập luận rằng các ngân hàng Mỹ có thể sẽ thất bại trong cuộc chạy đua giành những hợp đồng lớn với các ngân hàng nước ngoài, các công ty chứng khoán trong và ngoài nước, nếu họ không thể tiến hành bảo lãnh phát hành chứng khoán của khách hàng đồng thời với việc cho vay những khách hàng đó. Hơn nữa, những nghiên cứu gần đây của Gard cho thấy không có bằng chứng về sự mâu thuẫn lợi ích gây thiệt hại cho khách hàng khi ngân hàng phục vụ cả với tư cách là người cho vay và người bảo lãnh phát hành. Đổng thời, các nhà kinh doanh nhỏ có các ngân hàng Mỹ đấu tranh đòi được cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư.
Trong khi công ty sở hữu ngân hàng với các “chi nhánh 20” rất thành công trong việc bảo lãnh phát hành trái phiếu công ty thì tỷ trọng của nó trong thị trường bảo lãnh phát hành cố phiếu rủi ro lại nhỏ hơn nhiều. Tuy vậy đã cổ sự tăng lên đáng kể và trong năm 1997, giá trị cố phiếu đươc các công ty này bảo lãnh phát hành đã chiếm 1/5 số cọ phiếu phát hành mới, góp phần giảm lệ phí bảo lãnh phát hành. Hơn thế nữa, gần đây một số công ty chứng khoán thuộc ngân hàng đã gần đạt giới hạn % doanh thu do Fed quy định. Đối phó với tình trạng này, trong mùa thu 1996.
Đọc thêm tại:
Glass-Steagall và hoạt động bảo lãnh phát hành
Glass-Steagall và hoạt động bảo lãnh phát hành. Việc tách biệt NHTM và NHĐT theo quy định của pháp luật được thúc đẩy bởi lo ngại về rủi ro quá mức trong hoạt động ngân hàng và bởi lo ngại về sự chuyên chế của những ngân hàng quốc gia lớn nhất. Ví dụ, một vài ngân hàng, vì muốn bán chứng khoán công ty mà họ bảo lãnh phát hành sẽ có thể ép buộc khách hàng phải mua những chứng khoán đó như là một điều kiện để được vay tiền. Tương tự, một thông lộ cũng gây tranh cãi là việc ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng chứng khoán mà ngân hàng bảo lãnh phát hành làm vật bảo đảm cho các khoản vốn vay.
Những tổ chức đại diện cho các ngân hàng đứng đầu của Mỹ, bao gồm Citicorp, Banker Trưst và Morgan Stanley, sau nhiều năm khó khăn đã hối thúc huỷ bỏ những quy định cấm đối với nghiệp vụ ngân hàng đầu tư như được quy định trong luật Glass-Steagall. Họ cho rằng việc có thêm các ngân hàng sẽ tăng tính cạnh tranh trong đặc quyền bảo lãnh phát hành chứng khoán, cung cấp cho người vay nhiều lựa chọn hơn và giảm bớt chi phí vay vốn.
Hơn nữa, việc huỷ bỏ Đạo luật Glass-Steagall sẽ cho phép các hãng kinh doanh nhỏ hơn có cơ hội tiếp cận các nguồn tài trợ từ thị trường vốn. Đổng thời, những khách vay vốn lớn nhất và lành mạnh nhất của ngân hàng trong những năm gần đây đã bỏ qua ngân hàng của họ, quay sang phát hành chứng khoán, tạo vốn trên thị trường mở. Những người ủng hộ việc xoá bỏ luật Glass -Steagall cho rằng, khách hàng sẽ trở lại ngân hàng nếu như luật này không còn hiệu lực.
Trong những năm 1980, một số ngân hàng lớn của Mỹ đã đạt được quyền bảo lãnh phát hành chứng khoán từ Hội đổng dự trữ liên bang. Ví dụ, vào tháng 12 năm 1986, ngân hàng Banker Trust Company of New York đã được phép bảo lãnh phát hành và bán (qua một công ty con) giấy nợ ngắn hạn do các công ty khách hàng phát hành. Năm 1987, Citicorp, Morgan và Banker Trust được cấp quyền bảo lãnh phát hành và kinh doanh trái phiếu doanh thu của chính quyền địa phương, chứng khoán bảo đảm bằng các khoản cho vay mua nhà thế chấp và cho vay tiêu dùng. Tiếp theo, vào tháng 1 năm 1989 Chase Manhattan, Morgan, Banker Trust, Citicorp và Security Pacific (sau này hợp nhất với Bank of America) được quyền bảo lãnh phát hành trái phiếu công ty qua các công ty con. Cuối cùng, vào tháng 9 năm 1990 J. p. Morgan trở thành NHTM Mỹ đầu tiên trong suốt nửa thế kỷ được quyền bảo lãnh phát hành cổ phiếu công ty.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: khai
niem ngan hang, các
dịch vụ ngân hàng
Luật ngân hàng Glass-Steagall 1933
Luật ngân hàng Glass-Steagall 1933. Trong lịch sử, có lẽ luật ngân hàng liên bang quan trọng nhất là luật Glass-Steagall, mang tên các nhà tài trợ của thượng viện và hạ viện Mỹ, được thông qua trong thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc Đại suy thoái. Luật Glass-Steagall quy định, các ngân hàng quốc gia sẽ được phép mở chi nhánh tại bang nơi ngân hàng đặt trụ sở chính nếu luật lệ của bang này cũng cho phép các ngân hàng bang mở chi nhánh. Tuy nhiên, vì một sự thoả hiệp chính trị, ngân hàng quốc gia (bao gồm những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ) không được quyền tham gia vào các hoạt động ngân hàng đầu tư đối với hầu hết các đợt phát hành chứng khoán, đặc biệt là không được thực hiên nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu và cổ phiếu mới – một đặc quyền trước đây của ngân hàng khi luật Mc Padden-Pepper 1927 được thông qua.
Luật Glass-Steagall cấm các ngân hàng quốc gia đầu tư vào cổ phiếu, hạn chế hoạt động của họ chỉ với tư cách là một tổ chức đại lý mua bán chứng khoán, cấm các hoạt động bảo lãnh phát hành và kinh doanh “chứng khoán công ty không đủ tiêu chuẩn”. Quy định của chương 20 cấm các ngân hàng thương mại là thành viên Hệ thống dự trữ liên bang có các công ty con hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực mua bán hoặc bảo lãnh phát hành chứng khoán. Chương 21 cấm các công ty kinh doanh chứng khoán nhận tiền gửi của công chúng, chương 32 không cho phép nhân viên, giám đốc hoặc người đang làm việc cho ngân hàng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hay bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Luật Glass- Steagall miễn trừ một số loại chứng khoán khỏi những hạn chế kể trên và cho phép các ngân hàng thực hiện bảo lãnh phát hành đối với các “chứng khoán đủ tiêu chuẩn ” như chứng khoán chính phủ Mỹ, trái phiếu chính quyển địa phương, giấy nợ ngắn hạn và trái phiếu bảo đảm bằng các khoản cho vay mua nhà thế chấp. Bên cạnh đó, các nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán lại bị cấm đưa ra dịch vụ nhận tiền gửi, vì vậy tách riêng ngân hàng thương mại (NHTM) khỏi ngân hàng đầu tư (NHĐT). Một tổ chức ngân hàng quan trọng ở New York là J.P.Morgan, lập tức tách thành 2 pháp nhân độc lập – NHTM J.p. Morgan và NHĐT Morgan Stanley.
Luật hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng
Luật hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng:
Luật ngân hàng quốc gia (1963-64)
Luật dự trữ liên bang (1913)
Luật ngân hàng 1933 (Glass-Stegall)
Luật hạn chế các dịch vụ mà ngân hàng vả các tổ chức tiết kiệm có thể cung cấp:
Luật ngần hàng quốc gia (1963-64)
Luật ngân hàng 1933 (Glass-Stegall)
Luật cạnh tranh bình đẳng trong ngân hàng (1987)
Luật củng cố FDIC (1991)
Luật mở rộng dịch vụ mà ngân hàng và các tổ chúc tiết kiệm có thể cung cấp:
Luật phi quản lý hoá các tổ chức nhận tiền và kiểm soát tiền tệ (1980)
Luật tổ chức nhận tiền gửi Garn-St Germain (1982)
Luật cấm phản biệt đối xử trong cung cấp dịch vụ ngân hàng
Luật cơ hội tín dụng công bằng (1974)
Luật tái đầu tư cộng đổng (1977)
Luật tăng cường thông tin cho khách hàng
Luật bảo vệ tín dụng tiêu dùng (trung thực trong cho vay, 1968)
Luật báo cáo tín dụng trung thực (1974)
Luật cạnh tranh bình đẳng trong ngân hàng (1987)
Luật trung thực trong tiết kiệm (1991)
Luật kiểm soát chi nhánh ngân hàng
Luật McFadden-Pepper (1927)
Luật ngân hàng 1933 (Glass-Stegall)
Luật chi nhánh hữu hiệu và ngân hàng liên bang Riegle-Neal (1994)
Luật kiểm soát công ty sở hữu ngân hàng
Luật công tv sở hữu ngân hàng 1956
Luật công ty sở hữu ngân hàng sửa đổi 1966-1970
Luật chi nhánh hữu hiệu và ngân hàng liên bang Riegle-Neal (1994)
Luật kiểm soát hoạt động sáp nhập ngân hảng
Luật sáp nhập ngân hàng 1960
Luật sáp nhập ngân hàng sửa đổi 1966
Luật chi nhánh hữu hiệu và ngân hàng liên bang Riegle-Neal (1994)
Các luật hướng dẫn cơ quan liên bang giải quyết ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm phá sản:
Luật các tổ chức nhận tiền gửi Gam-St Germain (1982)
Luật cạnh tranh bình đẳng trong ngân hàng (1987)
Luật đổi mới, khôi phục và bắt buộc đối với các tổ chức tài chính (1989)
Luật củng cố Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (1991)
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngan
hang la gi, hoat
dong cua ngan hang thuong mai
Các Luật ngân hàng quan trọng
Một phương pháp hữu ích để xem xét hiệu lực tác động của các quyết định quản lý đối với ngành ngân hàng là nghiên cứu các bộ luật quan trọng. Chúng cung cấp cho các cơ quan quản lý tiểu bang và liên bang thẩm quyển quản lý và sự định hướng trong hoạt động.
Luật ngân hàng và tiền tệ quốc gia (1963-1964). Bộ luật Liên bang quan trọng đầu tiên về ngân hàng ở Mỹ là “Luật ngân hàng và tiền tệ quốc gia” (National Curency and Bank Acts) được thông qua trong thời kỳ nội chiến. Bộ luật này đã thiết lập một hệ thống chuyên trách về các ngân hàng quốc gia. Đây là một cơ quan được tách ra từ Bộ tài chính Mỹ, đó là Cục kiểm soát tiền tệ (Comptroller of the Curency) hay Cơ quan quản lý ngân hàng quốc gia (Administrator of National Banks). Bất cứ ai muốn thành lập ngân hàng cũng có thể nhận được cấp giấy phép với điều kiện họ phải tuân thủ các quy định của liên bang, đồng thời cam kết đủ vốn để thành lập ngân hàng.
Cục kiểm soát tiền tệ không chỉ đánh giá sự cần thiết và cho phép thành lập các ngân hàng quốc gia mới mà còn thường xuyên kiểm tra tất cả các ngân hàng đang hoạt động. Tần suất và mức độ khắt khe của các cuộc kiểm, tra thay đổi tuỳ theo toàn bộ tình hình tài chính của ngân hàng. Trong vòng từ 12 đến 18 tháng, bất kỳ ngân hàng quốc gia nào cũng bị đoàn thanh tra liên bang kiểm tra ít nhất 1 lần. Thêm vào đó, Cục kiểm soát tiền tệ còn phải xem xét tất cả đơn xin thành lập chi nhánh mới của các ngân hàng quốc gia và những vụ sáp nhập trong đó có sự tham gia của ngân hàng quốc gia. Cục kiểm soát tiền tệ có thể quyết định đóng cửa một ngân hàng quốc gia, nếu nó cho là ngân hàng đó mất khả năng thanh toán hoặc gây ra những tổn thất tài chính nghiêm trọng đối cho người gửi tiền.
Luật Dự trữ Hên bang (1913). Hàng loạt những cuộc suy thoái kinh tế nặng nề và những vụ hoảng loạn tài chính cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã đưa đến sự thành lập cơ quan quản lý ngân hàng liên bang thứ hai- Hệ thống dự trữ liên bang. Chức năng chủ yếu của tổ chức này, đối với ngành ngân hàng, là đóng vai trò người cho vay cuối cùng, cung cấp các khoản tín dụng tạm thời cho những ngân hàng đang phải đương đầu với tình trạng tài chính khẩn cấp, giúp đỡ ổn định thị trường tài chính, giữ vững lòng tin của công chúng. Cục dự trữ liên bang (Fed) được lập ra cũng nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ quan trọng cho ngành ngân hàng, trong đó có việc thiết lập một mạng thanh toán bù trừ séc trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng của Fed ngày nay là kiểm soát tình hình tiền tệ – tín dụng để thúc đẩy ổn định kinh tế. Nhiệm vụ cuối cùng này của Fed được gọi là lập và quản lý chính sách tiền tệ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngân
hàng là gì, hoạt
động của ngân hàng thương mại
Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015
Tác động của môi trường pháp lý và chính sách đối với ngân hàng
Giới thiệu
Trong chương này chúng ta sẽ chủ yếu tập trung nghiên cứu sự tác động của môi trường pháp lý và chính sách đối với hoạt động của các ngân hàng, ở Mỹ cũng như ở hầu hết các quốc gia khác, hoạt động ngân hàng luôn được đặt dưới một hệ thống quy định chặt chẽ do các cơ quan nhà nước liên bang và tiểu bang thực hiện nhằm kiểm soát hoạt động ngân hàng, kiểm soát việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, chất lượng tín dụng, tình trạng vốn chủ sở hữu và cả cách thức ngân hàng phát triển, mở rộng hoạt động với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng .phục vụ cộng đồng. Chúng ta sẽ xem xét tất cả các cơ quan quản lý, giám sát và vai trò của chúng đối với hoạt động ngân hàng. Phần cuối chương này sẽ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế do Cục dự trữ liên bang, Quốc hội và Bộ tài chính Mỹ đưa ra đối với hệ thống ngân hàng và qua đó là đối với toàn bộ nền kinh tế.
Quy định đối với hoạt động ngân hàng
Khi các ngân hàng trong hệ thống tài chính thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng, họ phải tiến hành những công việc đó trong một khung pháp !v chặt chẽ được xây dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội.
Trong chương này chúng ta sẽ chủ yếu tập trung nghiên cứu sự tác động của môi trường pháp lý và chính sách đối với hoạt động của các ngân hàng, ở Mỹ cũng như ở hầu hết các quốc gia khác, hoạt động ngân hàng luôn được đặt dưới một hệ thống quy định chặt chẽ do các cơ quan nhà nước liên bang và tiểu bang thực hiện nhằm kiểm soát hoạt động ngân hàng, kiểm soát việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, chất lượng tín dụng, tình trạng vốn chủ sở hữu và cả cách thức ngân hàng phát triển, mở rộng hoạt động với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng .phục vụ cộng đồng. Chúng ta sẽ xem xét tất cả các cơ quan quản lý, giám sát và vai trò của chúng đối với hoạt động ngân hàng. Phần cuối chương này sẽ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các chính sách kinh tế do Cục dự trữ liên bang, Quốc hội và Bộ tài chính Mỹ đưa ra đối với hệ thống ngân hàng và qua đó là đối với toàn bộ nền kinh tế.
Quy định đối với hoạt động ngân hàng
Khi các ngân hàng trong hệ thống tài chính thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng, họ phải tiến hành những công việc đó trong một khung pháp !v chặt chẽ được xây dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội.
Các nhà ngân hàng thường nói với nhau rằng những ký tự FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation) – Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang – thực sự nghĩa là “Yêu cầu tăng vốn không ngừng” – Forever Demanding Increase Capital. FDIC và các cơ quan quản lý ngân hàng hàng khác dường như không ngừng yêu cầu (ít nhất là đối với các ngân hàng của Mỹ) phải tăng vốn nhiều hơn, tăng cường cung cấp các báo cáo, mở rộng hơn nữa các dịch vụ công cộng… ở Mỹ cũng như hầu hết các quốc gia khác, không một ngân hàng mới nào có thể thành lập nếu không được Chính phủ chấp thuận. Việc ngân hàng cung cấp dịch vụ nhận tiền gửi và các công cụ tài chính khác cho công chúng để huy động vốn đều đòi hỏi phải có sự cho phép của các cơ quan quản lý ngân hàng. Chất lượng danh mục cho vay và đầu tư cũng như sự hợp lý về vốn chủ sở hữu của ngân hàng luôn được các thanh tra ngân hàng xerri xét cẩn thận. Khi một ngân hàng muốn mở rộng hoạt động bằng cách xây dựng một toà nhà mới, sáp nhập với một ngân hàng khác, thiết lập văn phòng chi nhánh hoặc tiếp nhận hay bắt đầu một hoạt động kinh doanh phi ngân hàng, trước hết nó phải nhận được sự đổng ý của cơ quan quản lý. Sau cùng, chủ sở hữu của một ngân hàng không thể được quyền đóng cửa và rút lui khỏi ngành nếu họ không có được sự chấp thuận rõ ràng bằng văn bản từ chính cơ quan quản lý, nơi đã cấp quyết định thành lập cho ngân hàng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngân
hàng là gì, hoạt
động của ngân hàng thương mại
Tại sao các ngân hàng bị kiểm soát khắt khe
Tại sao các ngân hàng bị kiểm soát khắt khe như vậy – Ưu điểm và hạn chế
Tại sao hầu hết các ngân hàng lại bị kiểm soát chặt chẽ? Có nhiều lý do cho sự quản lý chặt chẽ này của chính phủ, một số trong đó đã có từ hàng trâm năm nay.
Thứ nhất, ngân hàng là nơi tích trữ tiết kiệm hàng đầu của công chúng – đặc biệt là tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Trong khi hầu hết tiết kiệm của công chúng nằm dưới dạng tiền gửi kỳ hạn tương đối ngắn với tính thanh khoản cao, ngân hàng cũng nắm giữ một lượng lớn tiết kiệm dài hạn trong tài khoản “hưu trí” (được biết đến ở Mỹ như là những tài khoản hưu trí cá nhân Individual Retirement Accounts – IRAs). Việc thất thoát các khoản vốn này trong trường hợp ngân hàng phá sản sẽ trở thành thảm họa cho rất nhiều cá nhân và gia đình. Nhưng hầu hết người gửi tiền tiết kiệm lại thiếu kiến thức chuyên môn về tài chính và thiếu thông tin cần thiết để đánh giá chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng.
Tại sao hầu hết các ngân hàng lại bị kiểm soát chặt chẽ? Có nhiều lý do cho sự quản lý chặt chẽ này của chính phủ, một số trong đó đã có từ hàng trâm năm nay.
Thứ nhất, ngân hàng là nơi tích trữ tiết kiệm hàng đầu của công chúng – đặc biệt là tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình. Trong khi hầu hết tiết kiệm của công chúng nằm dưới dạng tiền gửi kỳ hạn tương đối ngắn với tính thanh khoản cao, ngân hàng cũng nắm giữ một lượng lớn tiết kiệm dài hạn trong tài khoản “hưu trí” (được biết đến ở Mỹ như là những tài khoản hưu trí cá nhân Individual Retirement Accounts – IRAs). Việc thất thoát các khoản vốn này trong trường hợp ngân hàng phá sản sẽ trở thành thảm họa cho rất nhiều cá nhân và gia đình. Nhưng hầu hết người gửi tiền tiết kiệm lại thiếu kiến thức chuyên môn về tài chính và thiếu thông tin cần thiết để đánh giá chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng.
Vì vậy các cơ quan quản lý phải có trách nhiệm tập hợp và đánh giá những thông tin cần thiết để xác định tình hình tài chính thực sự của ngân hàng nhằm bảo vệ người gửi tiền. Máy ghi hình và đội ngũ bảo vệ tuần tra tại các hành lang của ngân hàng được thiết lập nhằm giảm bót rủi ro tổn thất do “trộm cắp”. Các cuộc kiểm tra và kiểm toán ngân hàng định kỳ được thực hiện nhằm hạn chế tổn thất do tham ô, lừa đảo hoặc quản lí không hiệu quả. Với những ngân hàng phải đương đầu với sự suy giảm bất thường tạm thời trong dự trữ thanh khoản, các cơ quan chính phủ luôn đồng ý cho vay để bảo vộ tiền tiết kiệm của dân chúng.
Thứ hai, các ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi khả năng “tạo tiền” từ những khoản tiền gửi thông qua hoạt động cho vay và đầu tư (mở rộng tín dụng). Sự thay đổi trong khối lượng tiền tệ dọ ngân hàng tạo ra liên quan chặt chẽ tới tình hình kinh tế, đặc biệt là mức tăng trưởng của việc làm, tình trạng lạm phát. Tuy nhiên, việc ngần hàng tạo ra tiền, ảnh hưởng đến sức sống của nền kinh tế, không phải là một nguyên nhân duy nhất cho sự kiểm soát này. Chỉ cần ngân hàng Trung ương trong vai trò người lập chính sách có thể kiểm soát mức tăng trưởng trong lượng tiền cung ứng của quốc gia thì lượng tiền mà từng ngân hàng tạo ra không phải là mối quan tâm lớn cho các cơ quan quản lý và cho công chúng.
Thứ hai, các ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi khả năng “tạo tiền” từ những khoản tiền gửi thông qua hoạt động cho vay và đầu tư (mở rộng tín dụng). Sự thay đổi trong khối lượng tiền tệ dọ ngân hàng tạo ra liên quan chặt chẽ tới tình hình kinh tế, đặc biệt là mức tăng trưởng của việc làm, tình trạng lạm phát. Tuy nhiên, việc ngần hàng tạo ra tiền, ảnh hưởng đến sức sống của nền kinh tế, không phải là một nguyên nhân duy nhất cho sự kiểm soát này. Chỉ cần ngân hàng Trung ương trong vai trò người lập chính sách có thể kiểm soát mức tăng trưởng trong lượng tiền cung ứng của quốc gia thì lượng tiền mà từng ngân hàng tạo ra không phải là mối quan tâm lớn cho các cơ quan quản lý và cho công chúng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngan
hang la gi, hoat
dong cua ngan hang thuong mai
Những lý do chính để ngân hàng trở thành đối tượng quản lý của chính phủ
Thứ ba, các ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi chúng cung cấp cho cá nhân và doanh nghiệp những khoản cho vay, tài trợ tiêu dùng hoặc tài trợ đầu tư. Các nhà quản lý cho rằng, xã hôi thu được lợi ích to lớn nếu như hệ thống ngân hàng cung cấp một lượng tín dụng thích hợp. Hơn thế nữa, khi có sự phân biệt đối xử trong việc cấp tín dụng, các cá nhân bị phân biệt đối xử sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn nếu họ muốn cải thiện mức sống và nâng cao lợi ích cá nhân. Điều này đặc biệt đúng nếu yêu cầu tín dụng bị từ chối chỉ bởi các lý do về tuổi tác, giới tính, chủng tộc, đẳng cấp, hoặc những nguyên nhân không hợp lý khác. Tuy nhiên, chính phủ có thể dễ dàng loại bỏ tình trạng phân biệt đối xử trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, bằng cách thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác, ví dụ như thực hiện nghiêm ngặt Luật chống độc quyền (thay vì chỉ là những quy định).
Cuối cùng, các ngân hàng vốn vẫn có mối quan hệ lịch sử lâu đời với chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương. Ngay từ những năm đầu trong lịch sử ngành công nghiệp này, chính phủ đã dựa vào nguồn tín dụng ngân hàng và thu thuế từ các ngân hàng để cung cấp tài chính cho quân đội và để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác thay vì tăng thuế đánh trực tiếp vào dân chúng. Gần đây chính phủ đã dựa vào ngân hàng trong việc điều hành các chính sách kinh tế, thu thuế và chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên, lý do này đã bị chỉ trích bởi vì ngay cả khi không có sự kiểm soát, các ngân hàng vẫn sẽ có thể cung cấp các dịch vụ tài chính cho chính phủ nếu họ thấy có lợi.
Cuối cùng, các ngân hàng vốn vẫn có mối quan hệ lịch sử lâu đời với chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương. Ngay từ những năm đầu trong lịch sử ngành công nghiệp này, chính phủ đã dựa vào nguồn tín dụng ngân hàng và thu thuế từ các ngân hàng để cung cấp tài chính cho quân đội và để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác thay vì tăng thuế đánh trực tiếp vào dân chúng. Gần đây chính phủ đã dựa vào ngân hàng trong việc điều hành các chính sách kinh tế, thu thuế và chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên, lý do này đã bị chỉ trích bởi vì ngay cả khi không có sự kiểm soát, các ngân hàng vẫn sẽ có thể cung cấp các dịch vụ tài chính cho chính phủ nếu họ thấy có lợi.
Những lý do chính để ngân hàng trở thành đối tượng quản lý của chính phủ
Bảo dảm sự an toàn cho các khoản tiết kiệm của công chúng.
Kiểm soát mức cung ứng tiền tẹ và tín dụng, phuc vụ mục tiêu kinh, tế chung của quốc gia (như việc làm cao và lạm phát thấp)
Bảo đảm sự bình đẳng và công khai trong việc tiếp cận tới các khoản tín dụng và các dịch vụ tài chính hữu ích khác của dân chúng.
Tăng cường lòng tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính, đảm bảo các khoản tiết kiệm được tập trung cho đầu tư sản xuất và đảm bảo quá trình thanh toán được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
Ngăn chặn sự tập trung tiềm lực tài chính vào tay một số ít cá nhân hay tổ chức.
Cung cấp cho chính phủ các khoản tín dụng, thuế và các dịch vụ tài chính khác.
Trợ giúp các khu vực của nền kinh tế có nhu cầu tín dụng đặc biệt (như hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và nông nghiệp)
Tuy nhiên, Sự quy định phải cân đối và có giới hạn để: (a) các ngân hàng có thế phát triển những dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của xã hội: (b) duy trì mức cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính đủ mạnh để đảm bảo mức giá hợp lý, đảm báo số lượng và chất lượng dịch vụ thỏa đáng cho công chúng; (c) các quyết định của khu vực tư nhân không bị bốp méo, gây ra sự phân bố không hơp lý và lãng phí các nguồn lực khan hiếm (ví dụ như viồc chính phủ nấng đỡ các ngân hàng đáng lẽ nên cho phép phá sản).
Tác động của các quy định đối với hoạt động ngân hàng
Trong khi những lý do cho việc quản lý ngân hàng đã được xác định rõ thì những ảnh hưởng của các quy định đối với hoạt động ngân hàng lại vẫn đang được tranh luận. Một trong những lý thuyết quản lý đầu tiên được nhà kinh tế học George Stigler đưa ra với nội dung là các công ty trong những ngành chịu sự quản lý chặt chẽ thường tìm cách thoát khỏi hàng rào quy định, tạo ra lợi nhuận mang tính độc quyền bởi vì thực tế là các quy định thường ngăn cản sự gia nhập của các công ty khác vào những ngành được kiểm soát.
Do vậy, ngân hàng có thể phải chịu tổn thất nếu các quy định thay đổi bởi vì họ sẽ không còn được hưởng sự bảo hộ độc quyền. Mặt khác, Sam Peltzman cho rằng các quy định đã che chở cho công ty khỏi tác động của những biến động trong nhu cầu và chi phí, giảm bớt rủi ro. Nếu đúng như vậy, điều đó hàm ý rằng sự thay đổi của các quy định buộc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lớn hơn và cuối cùng, tạo ra nhiều vụ phá sản ngân hàng hơn.
Gần đây, Edward Kane đã lập luận rằng các quy định có thể làm tăng thêm niềm tin của khách hàng, theo đó có thể tạo ra sự trung thành của khách hàng với ngân hàng. Kane tin rằng trên thực tế các cơ quan quản lý cũng cố gắng đưa ra những quy định hữu ích để mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các công ty được kiểm soát nói riêng và với công chúng nói chung.
Hơn nữa, ông còn cho rằng giữa các doanh nghiệp chịu sự quản lý và các cơ quan quản lý hiện đang diễn ra một cuộc đấu tranh, được gọi là sự “đấu tranh biện chứng trong quản lý”. Điều đó nghĩa là, một khi quy định đã dược soạn thảo và đưa ra thi hành, các ngân hàng chắc chắn sẽ nghiên cứu để tìm ra những vấn đề xung quanh điều luật mới nhằm tối đa hoá lợi ích của nó.
Nếu các ngân hàng thành công trong việc chinh phục hệ thống quy định hiện hành, những điều luật mới sẽ lại được đặt ra, lại khuyến khích ngân hàng tìm ra sự đổi mới trong dịch vụ, và bởi vậy cuộc đấu tranh giữa các doanh nghiệp chịu sự quản lý với các Cơ quan quản lý rõ ràng sẽ tiếp diễn. Kane tin rằng các quy định cũng tạo ra những động lực đối với các doanh nghiệp ít bị kiểm soát hơn, cố gắng lôi kéo khách hàng từ các doanh nghiệp bị kiểm soát nhiều hơn. Tinh trạng này dường như đã xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng những năm gần đây khi các quỹ đầu tư, các chương trình hưu trí, và các tổ chức tài chính ít bị kiểm soát đã chiếm được nhiều khách hàng tốt nhất của ngân hàng.
Đọc thêm tại:
Hệ thống tài chính quan trọng của chính phủ Mỹ
Ở Mỹ, các ngân hàng hoạt động trong một hệ thống quản lý ngân hàng kép (dual banking System) – nghĩa là cả chính quyền liên bang và tiểu bang đều có quyền kiểm soát đối với ngân hàng. Hệ thống này dược thiết lập nhằm giúp chính quyền tiểu bang kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động ngân hàng trong phạm vi lãnh thổ của mình, đồng thời đảm bảo cho các ngân hàng được chính quyền tiểu bang và cộng đồng địa phương đối xử công bằng khi mở rộng hoạt động sang các bang khác nhau. Các cơ quan quản lý hệ thống tài chính quan trọng của chính phủ Mỹ là Cục kiểm soát tiền lệ, Hệ thống dự trữ liên bang, Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang. Bộ Tư pháp, Uỷ ban chứng khoán và hối đoái cũng có vai trò quản lý ngân hàng nhưng kém quan trọng hơn, trong khi đó Hội đồng ngân hàng bang là cơ quan quản lý cấp bang cao nhất của các ngân hàng.
Hệ thống dự trữ liên bang – Federal Reserve System
- Giám sát và quản lý thường xuyên tất cả các ngân hàng được chính quyền tiểu bang cấp giấy phép (ngân hàng bang) và các công ty sở hữu ngân hàng hoạt động tại Mỹ.
- Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên tiền gửi.
- Thông qua các đơn xin sáp nhập, thiết lập chi nhánh, hoặc thực hiện chức năng tín thác.
- Quyết định công nhận, giám sát và kiểm tra các công ty quốc tế hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ.
Cục quản lý tiền tệ – Comptroller of Currency
- Ban hành quyết định thành lập cho các ngân hàng nội địa mới.
- Giám sát và kiểm tra thường xuyên tất cả các ngân hàng nội địa.
- Thông qua tất cả các đơn xin sáp nhập, thiết lập chi nhánh, thực hiện chức năng túi thác.
Công ty hiểm tiền gửi liên bang – Federal Deposit Insurance Corporation
- Bảo hiểm các khoản tiền gửi cho những ngân hàng tuân thủ các quy định của công ty.
- Thông qua tất cả các đơn xin sáp nhập, thiết lập chi nhánh, thực hiện chức năng tín thác của những ngân hàng được bảo hiểm.
- Yêu cầu mọi ngân hàng được bảo hiểm tập hợp các báo cáo về tình trạng tài chính của họ.
Bộ Tư pháp – Department of Justice
- Xem xét và thông qua các đề nghị sát nhập của ngân hàng và công ty sở hữu ngân hàng. Nghiên cứu tác động của chúng đối với, cạnh tranh và chấn chỉnh kịp thời nếu đề nghị này tác động tiêu cực đáng kể tối mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Uỷ ban hối đoái và chứng khoán
- Thông qua các đề nghị về việc phát hành chứng khoán của ngân hàng và của công ty sở hữu ngân hàng.
Hội đồng ngân hàng bang- State Banking Board or Commission
- Ban hành giấy phép thành lập ngân hàng mới.
- Giám sát và kiểm tra thường xuyên tất cả các ngân hàng được cấp giấy phép của bang.
- Có quyển thông qua tất cả đơn yêu cầu của các ngân hàng hoạt động trong phạm vi bang về việc thành lập công ty con, tiếp quản các chi nhánh, hoặc thành lập văn phòng chi nhánh mới.
Đọc thêm tại: http://dichvunganhangthuongmai.blogspot.com/2015/07/phai-chang-cac-ngan-hang-ang-chet.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: khai
niem ngan hang, các
dịch vụ ngân hàng