Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Luật trách nhiệm xã hội năm 1960,1970 và 1980

      Luật trách nhiệm xã hội năm 1960,1970 và 1980. Trong những năm 60 và 70, vấn đề được quan tâm nổi lên là những tác động mà ngân hàng tạo ra đối với “chất lượng cuộc sống” ở cộng đồng nơi ngân hàng phục vụ. Quốc hội lo ngại rằng các ngân hàng sẽ cung cấp “thông tin không cân xứng” cho khách hàng về nhũng quy (lệnh cho vay, và đặc biệt là về chi phí thực của các khoản cho vay. Năm 1968, Quốc hội dã tiến hành cải thiện các luồng thông tin cho người tiêu dùng về dịch vụ tài chính bằng cách thông qua Đạo luật bảo vệ tín dụng khách hàng (đựợc biết như là Đạo luật trung thực trong cho vay), trong đó đòi hỏi ngân hàng và nhũng tổ chức cho vay khác phải giải thích tường tận rõ ràng về tất cả quyền lợi và trách nhiệm của khách hàng trong một hợp đồng vay vốn,.

Luật trách nhiệm xã hội

      Năm 1974, Quốc hội tập trung giải quyết ván đề “phân biệt đối xử” trong hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng với việc thông qua Đạo luật cơ hội tín dụng công bằng. Đơn xin vay của cá nhân và hộ gia đình không thể bị từ chối đơn thuần chỉ vì tuổi tác, giới tính, dồn tộc, tôn giáo hoặc vì họ là người dược nhận trợ cấp xã hội. Năm 1977, Quốc hội đã thông qua “Đạo luật tái đấu tư cộng đồng”, cấm ngân hàng Mỹ phân biệt đối xử đối với khách hàng cư trú trong phạm vi hoạt động của ngân hàng chỉ đơn thuần do tính chất của khu vực họ đang cư trú.

       Một bước tiến nữa trong quá trình đòi hỏi đối xử công bằng cho khách hàng và cải thiện các luồng thông tin từ ngân hàng được thực hiện trong năm 1987 với sự thông qua “Luật bình đẳng trong cạnh tranh” và “Luật trung thực trong tiết kiệm” năm 1991. Những luật liên bang này đòi hỏi ngân hàng phải thông tin đầy đủ về các chính sách nhận tiền gửi và tỷ lệ thu nhập thực tế trên các tài khoản tiết kiệm của công chúng. Nhũng đạo luật về trách nhiệm xã hội này có nhũng mục tiêu đáng ca ngợi những chúng cũng có xu hướng làm gia tăng chi phí hoạt động của ngân hàng.


Đọc thêm tại: