Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Những lý do chính để ngân hàng trở thành đối tượng quản lý của chính phủ

Thứ ba, các ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi chúng cung cấp cho cá nhân và doanh nghiệp những khoản cho vay, tài trợ tiêu dùng hoặc tài trợ đầu tư. Các nhà quản lý cho rằng, xã hôi thu được lợi ích to lớn nếu như hệ thống ngân hàng cung cấp một lượng tín dụng thích hợp. Hơn thế nữa, khi có sự phân biệt đối xử trong việc cấp tín dụng, các cá nhân bị phân biệt đối xử sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn nếu họ muốn cải thiện mức sống và nâng cao lợi ích cá nhân. Điều này đặc biệt đúng nếu yêu cầu tín dụng bị từ chối chỉ bởi các lý do về tuổi tác, giới tính, chủng tộc, đẳng cấp, hoặc những nguyên nhân không hợp lý khác. Tuy nhiên, chính phủ có thể dễ dàng loại bỏ tình trạng phân biệt đối xử trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, bằng cách thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác, ví dụ như thực hiện nghiêm ngặt Luật chống độc quyền (thay vì chỉ là những quy định).
Cuối cùng, các ngân hàng vốn vẫn có mối quan hệ lịch sử lâu đời với chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương. Ngay từ những năm đầu trong lịch sử ngành công nghiệp này, chính phủ đã dựa vào nguồn tín dụng ngân hàng và thu thuế từ các ngân hàng để cung cấp tài chính cho quân đội và để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác thay vì tăng thuế đánh trực tiếp vào dân chúng. Gần đây chính phủ đã dựa vào ngân hàng trong việc điều hành các chính sách kinh tế, thu thuế và chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên, lý do này đã bị chỉ trích bởi vì ngay cả khi không có sự kiểm soát, các ngân hàng vẫn sẽ có thể cung cấp các dịch vụ tài chính cho chính phủ nếu họ thấy có lợi.

đối tượng quản lý của chính phủ

Những lý do chính để ngân hàng trở thành đối tượng quản lý của chính phủ
Bảo dảm sự an toàn cho các khoản tiết kiệm của công chúng.
Kiểm soát mức cung ứng tiền tẹ và tín dụng, phuc vụ mục tiêu kinh, tế chung của quốc gia (như việc làm cao và lạm phát thấp)
Bảo đảm sự bình đẳng và công khai trong việc tiếp cận tới các khoản tín dụng và các dịch vụ tài chính hữu ích khác của dân chúng.
Tăng cường lòng tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính, đảm bảo các khoản tiết kiệm được tập trung cho đầu tư sản xuất và đảm bảo quá trình thanh toán được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
Ngăn chặn sự tập trung tiềm lực tài chính vào tay một số ít cá nhân hay tổ chức.
Cung cấp cho chính phủ các khoản tín dụng, thuế và các dịch vụ tài chính khác.
Trợ giúp các khu vực của nền kinh tế có nhu cầu tín dụng đặc biệt (như hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và nông nghiệp)
Tuy nhiên, Sự quy định phải cân đối và có giới hạn để: (a) các ngân hàng có thế phát triển những dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của xã hội: (b) duy trì mức cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính đủ mạnh để đảm bảo mức giá hợp lý, đảm báo số lượng và chất lượng dịch vụ thỏa đáng cho công chúng; (c) các quyết định của khu vực tư nhân không bị bốp méo, gây ra sự phân bố không hơp lý và lãng phí các nguồn lực khan hiếm (ví dụ như viồc chính phủ nấng đỡ các ngân hàng đáng lẽ nên cho phép phá sản).