Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Vấn đề các ngân hàng gặp phải

         Các ngân hàng lệ thuộc nặng nề vào nguyên tắc hạch toán kế toán theo giá trị ghi sổ, trong đó phần lớn các khoản cho vay và nợ phải trả được ghi theo mệnh giá hoặc theo giá trị tại ngày khoản mục phát sinh. Những thay đổi tiếp theo thường không gây ra ảnh hưởng tới giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả trên sổ sách của ngân hàng. Nhiều chuyên gia tài chính đã đề nghị áp dụng nguyên tắc hạch toán kế toán theo gía trị thị trường đối với các ngân hàng bởi vì việc đánh giá tình hình hoạt động của một ngân hàng dựa trên giá trị ghi sổ khó có thể giúp nhà phân tích dự báo kịp thời mức độ rủi ro của ngân hàng.

         Thêm vào đó, hệ thống đánh giá rủi ro công khai có thể gây ra những nỗi lo lắng không cần thiết khi người gửi tiền nhận thức được sự tăng lên trong bất kỳ chỉ số rủi ro nào của ngân hàng, họ có thể tạo ra một vụ hoảng loạn tài chính- cái mà FDIC nỗ lực ngăn chặn. Quả thực, những điều như vậy đã xảy ra cách đây không lâu khi các Ngân hàng tham gia lĩnh vực kinh doanh quỹ tướng Cơ quan ngân hàng liên bang để lộ thông tin về một ngân hàng đã được thêm vào danh sách “ngân hàng có vấn đề”. Tuy nhiên, cái mà công chung không hiểu được là những ngàn hàng nằm trong danh sách “có vấn đề” của cơ quan quản lý không có nghĩa là chắc chắn sẽ phá sản. Nhiều ngân hàng đã thoát khỏi danh sách “có vấn đề” bằng cách tiến hành thay đổi trong quản lý hoặc nhờ vào sự hồi phục kinh tế trong thị trường của họ.

Vấn đề các ngân hàng gặp phải

        Hơn nữa, danh sách “ngân hàng có vấn dề” cũng có nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ: FDIC lưu giữ một danh sách các “ngân hàng có vấn đề” bao gồm ba mức độ khác nhau: (1) Tiềm ẩn mất khả năng thanh toán (PPO). Đày là mức độ nguy hiểm nhất và FDIC tin rằng có tới 50% khả năng ngân hàng cần tới sự trợ giúp của chính phủ để tồn tại trong ngắn hạn. (2) Vấn đề nghiêm trọng (SP). Trong trường hợp này, FDIC dự tính rằng nếu không có những thay đổi quan trọng trong vấn đề sở hữu hay quản lý thì FDIC có thể sẽ phải đóng góp một phần nguồn lực của nó để hỗ trợ cho ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. (3) Các vấn đề khác (OP).

         Các ngân hàng trong nhóm này có khả năng tài chính yếu kém, cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhưng ít đáng lo ngại hơn hai nhóm trên. Không may là công chúng thường không ý thức được sự khác nhau về mức độ nghiêm trọng của vấn để mà mỗi ngân hàng cụ thể phải đối mặt và điều đó có thể gây ra kết quà là các ngân hàng vẫn còn lành mạnh và những ngân hàng có thể mất khả năng thanh toán bị đánh đổng một cách bất họp lý. Trong giai đoạn dầu, nhiệm vụ chính của FDIC là khôi phục lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng và ngăn chặn hoảng loạn trong công chúng. Hiện nay, vấn đề FDIC cần giải quyết là làm sao có thể định giá dịch vụ bào hiểm tiền gửi một cách hợp lý để khống chế rủi ro và đồng thời để chính phủ không buộc phải sử dụng quá nhiều quỹ của người nộp thuế cho mục đích cứu giúp các ngân hàng tư nhân đang chịu rủi ro. Đây là những vấn đề chưa được giải quyết hoàn toàn.