Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Luật phi quản lý hoá các tổ chức nhận tiền gửi và kiểm soát tiền tệ 1980

         Luật phi quản lý hoá các tổ chức nhận tiền gửi và kiểm soát tiền tệ (DIDMCA) là đạo luật phi quản lý hoá quan trọng nhất được thông qua năm 1980. Nó bao gồm những điều khoản chủ yếu áp dụng cho Ngân hàng thương mại như sau:
  1. Trần lãi suất liên bang quy định đối với các khoản tiền gửi của công chúng được huỷ bỏ dần dần từ năm 1981 đến năm 1986, nhờ vậy lãi suất tiền gửi sẽ linh hoạt hơn trên cơ sở cạnh tranh tự do và điều kiện thị trường.

  2. Tài khoản NOW hưởng lãi được các tổ chức nhận tiền gửi chịu sự giám sát liên bang cung cấp cho cá nhân và các tổ chức phi lợi nhuận trên phạm vi toàn quốc.
       Tuy nhiên, mục đích cơ bản của DIDMCA là giúp các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng, đặc biệt là các hiệp hội tín dụng, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế nhờ mở rộng danh mục dịch vụ. Kết quả là Đạo luật DIDMCA đã tăng cường cạnh tranh trong cả hoạt động cho vay và nhận tiền gửi giữa ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi phi ngân hàng.

kiểm soát tiền tệ

       Luật các tổ chức nhận tiền gửi Garn – St Germain (1982). Luật các tổ chức nhận tiền gửi Garn-St Germain được thông qua năm 1982 để điều chỉnh một số điều khoản của DIDMCA. Đây là một đạo luật mang tính phi quản lý hoá lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, luật này thực hiện các thay đổi sau:
  1. Ủy ban Mở rộng quản lý đối với các tổ chức nhận tiền gửi DIDC(thành lập năm 1980) có quyền giám sát toàn liên^ang các tổ chức trung gian nhận tiền gửi trong việc cung cấp các tài khoản tiền gửi “tương đương hay cạnh tranh trực tiếp với quỹ tương hỗ của thị trường tiền tệ”.
       Ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi khác được phép cung  cấp tài khoản NOW cho các cơ quan Chính phủ, cá nhân và các tổ chức phi lợi nhuận.
  1. Các giới hạn về tín dụng trong hoạt đông ngân hàng đã được nới lỏng, cho phép ngân hàng cho vay không bảo đảm với 1 khách hàng tối đa là 15% vốn cổ phần và thặng dư vốn và 25% đối với 1 khách hàng có đảm bảo hoàn toàn.

  2. Các ngân hàng cần tăng vốn chủ sở hữu để ngăn chặn phá sản có thể phát hành các chứng chỉ giá trị ròng (net worth certiíicates) cho FDIC và nhận khoản cấp vốn mới.
        FDIC có thể sắp xếp các vụ hợp nhất ngân hàng giữa các bang để tránh sự đổ vỡ ngân hàng lớn trong trường hợp nó không thể tìm được ngân hàng tham gia sáp nhập thích hợp trong phạm vi một bang.

       Luật Gam-St Germain là một nỗ lực của Quốc hội nhằm giúp các tổ chức tiết kiệm có thể cung cấp một danh mục dịch vụ gần giống như ngân hàng, đồng thời giúp cho các tổ chức nhận tiền gửi có thể cạnh tranh hiệu quả hơn- với các quỹ tương hỗ, vốn đã thành công trong việc thu hút hàng triệu USD ra khỏi hệ thống ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: khai niem ngan hang, các dịch vụ ngân hàng