Hệ thống tính phí cố định này dần đến vấn đề rủi ro đạo đức: nó khuyến khích các ngân hàng chấp nhận rủi ro lớn hơn bởi vì chính phủ đã cam kết thanh toán toàn bộ cho người gửi tiền (đủ tiêu chuẩn) nếu ngân hàng phá sản. Bởi vì tất cả mọi ngân hàng đều phải thanh toán phi bảo hiểm (không giống như các hệ thống bảo hiếm tư nhân), các ngân hàng sẽ phải tăng mức rủi ro trong hoạt động. Vấn đề rủi ro đạo đức đưa đến sự cần thiết phải có những đổi mới trong luật ngân hàng bởi vì nếu không có 1 hệ thống bảo hiểm liên bang chi phí thấp hơn thì một số ngân hàng sẽ phải chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong hoạt động.
Phần lớn người gửi tiền (trừ những người gửi tiền với quy mô rất lớn ) thường không giám sát cẩn thận tình trạng rủi ro của ngân hàng, thay vào đó họ dựa vào sự bảo vệ của FDIC. Bởi vì FDIC gây ra tình trạng “bao cấp” cho những ngân hàng rủi ro nhất- khuyến khích ngân hàng đánh bạc với tiền gửi của khách hàng – nên hệ thống tài chính – ngân hàng đã thực sự đòi hỏi phải có một cơ chế bảo hiểm theo tỷ lộ rủi ro, trong đó các ngân hàng rủi ro nhất phải trả những khoản phí bảo hiểm cao nhất.
Như chúng ta sẽ thấy, vào năm 1991 Quốc hội Mỹ đã quyết định yêu cầu FDIC phải phát triển một hệ thống tính phí căn cứ theo rủi ro (lần đầu tiên áp dụng năm 1993) theo đó những ngân hàng rủi ro nhất sẽ phải trả phí bảo hiểm cao nhất và đối mặt với những quy định nghiêm ngặt nhất. Dù sao đi nữa, trên thực tế chính quyền liên bang đã cung cấp cho hầu hết các ngân hàng Mỹ dịch vụ bảo hiểm tiền gửi tương đối rẻ, và do đó vẫn khuyến khích các ngân hàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn.
Một trong những đề nghị phổ biến cho việc sửa đổi hoặc thay thế hệ thống bảo hiểm tiền gửi liên bang hiện thời là chuyển hoạt động bảo hiểm tiền gửi cho khu vực tư nhân (tư nhân hóa). Có lẽ một tổ chức bảo hiểm tư nhân sẽ tích cực hon trong việc đánh giá khả năng rủi ro của các ngân hàng và bất buộc ngân hàng rủi ro mua bảo hiểm phải đóng những khoản phí bảo hiểm lớn hon. Tuy nhiên, tư nhân hóa hệ thống bảo hiểm tiền gửi sẽ không giải quyết được mọi vấn đề liên quan đến của việc bảo vệ tiền gửi của công chúng.
Ví dụ: Người ta sẽ khó có thể xây dựng được một hệ thống bảo hiểm tư nhân hiệu quả bởi vì không giống như phần lớn các dạng bảo hiểm rủi ro khác, khi một yêu cầu bảo hiểm xuất hiện thì những yêu cầu khác không nhất thiết phát sinh, còn đối với ngân hàng, rủi ro của những người gửi tiền có thể liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phá sản của một ngân hàng riêng lẻ có thể tạo ra hàng nghìn các yêu cầu thanh toán bảo hiểm. Hơn nữa, một ngân hàng phá sản có thể đưa tới sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng khác. Nếu kinh tế của một bang hay một vùng đi xuống, hàng trăm ngân hàng có thể phá sản cùng một lúc. Liệu bảo hiểm tư nhân có thể xác định mức giá hợp lý hay chịu đựng loại rủi ro đó không?